Dịch vụ hoàn công nhà ở Hóc Môn
Lời đầu tiên Dịch Vụ Hoàn Công Nhà Ở Hóc Môn xin kính chào quý khách!
Hoàn công nhà sau khi xây dựng là công việc rất quan trọng và tốn nhiều thời gian. Cuộc sống này mỗi người một việc, nếu bạn không có thời gian hãy để dịch vụ hoàn công nhà ở hóc môn giúp bạn.
Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hoàn công nhà ở tại hóc môn, rành về pháp lý và thủ tục hoàn công. Nên sẽ rút ngắn thời gian và chi phí cho quý khách khi sử dụng dịch vụ hoàn công nhà ở hóc môn.
Nếu bạn có nhu cầu hoàn công nhà ở hóc môn
Hãy gọi ngay: 0908214842 để chúng tôi có cơ hội phục vụ bạn!
Quy trình làm việc của dịch vụ hoàn công nhà ở hóc môn
-
Tư vấn cho Qúy khách hàng các quy định của pháp luật về hoàn công nhà ở, đăng ký biến động tài sản vào chủ quyền hoặc cấp đổi chủ quyền
-
Thẩm định hồ sơ và đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp quy định pháp luật
-
Thiết lập Bản vẽ hoàn công
-
Biên bản nghiệm thu theo thực tế và phù hợp các quy định của pháp luật
-
Thiết lập bản vẽ sơ đồ nhà ở và đất ở (nếu có)
-
Chuẩn bị hồ sơ, mẫu đơn theo quy định
-
Thay mặt hoặc cùng Qúy khách hàng liên hệ với UBND huyện Hóc Môn để cập nhật thay đổi tài sản hoặc cấp đổi chủ quyền
-
Liên hệ cơ quan thuế kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật
-
Hoàn tất thủ tục hoàn công và bàn giao giấy tờ nhà cho Qúy khách hàng
Nếu bạn có nhu cầu hoàn công nhà ở hóc môn
Hãy gọi ngay: 0908214842 để chúng tôi có cơ hội phục vụ bạn!
Tại Sao Bạn Nên Sử Dụng Dịch Vụ Hoàn Công Nhà Ở Hóc Môn?
1 Thời gian hoàn công nhanh: chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hoàn công nhà ở huyện Hóc Môn, đội ngũ anh em rành về pháp lý nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian, rút ngắn thời gian hoàn công hơn.
2 Giá rẻ hơn thị trường: phương châm của chúng tôi phục vụ khách hàng là trên hết do vậy chúng tôi luôn lấy giá rẻ hơn thị trường 5-10%
3 Uy tín: dịch vụ hoàn công nhà ở hóc môn luôn xem sự uy tín là sứ mệnh của mình.
Nếu bạn có nhu cầu hoàn công nhà ở hóc môn
Hãy gọi ngay: 0908214842 để chúng tôi có cơ hội phục vụ bạn!
Xem Thêm
Tại Sao Phải Hoàn Công Nhà Ở Hóc Môn
Sau khi đã xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà xong thì việc tiếp theo mà gia chủ cần đặc biệt quan tâm chính là thủ tục hoàn công nhà ở. Đây có thể xem như công đoạn hoàn thiện pháp lý cho căn nhà theo đúng quy định của nhà nước để nhờ đó căn nhà có giá trị hơn giúp cho việc mua bán chuyển nhượng trở nên dễ dàng.
Bạn nên sớm hoàn công nhà ở, hoàn công xây dựng ở hóc môn vì những lý do sau:
Có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của việc hoàn công nhà ở, lơ là trong khâu hoàn công dẫn đến về sau gặp phải rắc rối trong việc sửa chữa, xây mới hay chuyển nhượng. Đây vốn là một thủ tục hành chính hết sức quan trọng để hợp thức hóa căn nhà về mặt pháp lý.
Hoàn công nhà ở và công trình xây dựng là gì?
Có thể hiểu đơn giản rằng hoàn công nhà ở là một thủ tục hành chính nhằm xác nhận việc hoàn thành thi công, xây dựng nhà ở sau khi đã tiến hành cấp phép xây dựng, và bước này được tiến hành sau khi công trình thi công được nghiệm thu.
Theo luật quy định, trường hợp xây dựng nhà ở yêu cần phải thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng thì phải thực hiện hoàn công nhà ở. Chỉ với trường hợp xây dựng nhà riêng lẻ tại nông thôn không bắt buộc xin cấp phép xây dựng thì không cần thiết phải thực hiện thủ tục hoàn công.
Tại sao nên sớm hoàn công nhà ở và công trình xây dựng?
Hoàn công nhà ở vốn là một thủ tục quan trọng, nhưng nhiều người vì e ngại thủ tục rườm rà mà bỏ qua khâu này. Xét trên thực tế, việc đăng ký thủ tục hoàn công còn nhiều bất cập nhưng không hẳn hoàn toàn khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Việc bỏ ngang thủ tục hoàn công hay không làm thủ tục hoàn công đều có thể mang đến rắc rối, phiền hà cho chủ nhà về sau.
Về mặt pháp lý, căn nhà thiếu giấy tờ hoàn công dẫn đến chưa được pháp luật thừa nhận trên mặt giấy tờ, theo đó sẽ khiến người mua e ngại, việc mua bán sẽ gặp nhiều khó khăn và thậm chí nếu có bán được cũng phải bán ở mức giá thấp. Mặt khác, để lâu không hoàn công thì về sau nếu muốn làm thủ tục cũng sẽ gây không ít trở ngại cũng như khó khăn cho chủ nhà bởi thủ tục hoàn công đòi hỏi các giấy tờ về hợp đồng xây dựng với nhà thầu.
Với những lý do nêu trên, có thấy thấy việc hoàn công nên được hoàn thiện càng sớm càng tốt. Không chỉ giúp chủ nhà an tâm hơn về mặt pháp lý của ngôi nhà mà điều đó còn giúp tránh đi các rắc rối về sau, tránh tốn kém thời gian, tiền bạc.
Nếu bạn có nhu cầu hoàn công nhà ở hóc môn
Hãy gọi ngay: 0908214842 để chúng tôi có cơ hội phục vụ bạn!
Xem Thêm
Xây sai phép có hoàn công được không?
Xây nhà sai phép là sao? Nhà xây sai phép có hoàn công được không? thới gian hoàn công mất bao nhiêu ngày?
Có rất nhiều nghị định, thông tư, điều luật trong bộ luật xây dựng nhà ở( như điều 89, điều 90, luật xây dựng 2014)
Tuy vây, việc dùng từ ngữ chuyên nghành về xây dựng, kiến trúc gây nhiều thắc mắc, không biết nen hiểu như thế nào cho đúng, hợp ls trong đại đa số người dân, không có nhiều am hiểu về kiến trúc và xây dựng.
Hôm nay, Dịch vụ hoàn công nhà ở hóc môn xin chia sẻ với quý vị về điều này
1 Xây nhà sai phép là sao?
Nhiều người vẫn hiểu rằng nhà xây dựng sai phép là những ngôi nhà được thi công khi chưa được cấp phép. Nhưng cách hiểu này vẫn có phần chưa chính xác về nhà xây dựng sai phép. Vậy thế nào là xây dựng sai phép?
Trong trường hợp này chúng ta cần hiểu chính xác rằng: Nhà xây dựng sai phép là công trình có một số chi tiết thi công không đúng với giấy phép được cấp trước đó.
Nói một cách cụ thể hơn, các chi tiết vi phạm phổ biến bao gồm:
Diện tích xây dựng vượt quá diện tích được cho phép
Hiện trạng xây dựng nhà ở không tuân thủ theo đường giao thông và công trình đô thị
Độ cao công trình vượt mức an toàn theo quy định của pháp luật
Chỉ số xây dựng và số tầng không tuân theo sơ đồ bản vẽ
Các cột mốc và vật liệu xây dựng được sử dụng có chất lượng kém, không đảm bảo an toàn.
Lấy một ví dụ điển hình là sau khi xây dựng công trình bạn bỗng dưng muốn thi công thêm ban công nhà ở. Tuy nhiên phần công trình phụ này lại không được cấp phép trên giấy tờ.
Do đó nếu bạn vẫn tiếp tục xây ban công, thì công trình sẽ được liệt vào danh sách nhà xây dựng sai phép.
2 Xây nhà không phép và sai phép khác nhau ra sao?
Một vấn đề phổ biến khiến nhiều người nhầm lẫn nữa là nhà xây dựng sai phép và nhà xây dựng không được phép là một. Vì vậy, để làm rõ hai khái niệm này chúng ta sẽ căn cứ vào các thông tin sau đây:
Nhà xây dựng sai phép |
Nhà xây dựng không phép |
Công trình có giấy phép xây dựng do cơ quan chức năng ban hành
|
Công trình không được cấp giấy phép xây dựng trước khi thi công |
Phần xây dựng phù hợp với giấy phép sẽ được nhà nước công nhận. Đồng thời phần xây dựng sai phép sẽ không được nhà nước phê duyệt |
Toàn bộ công trình sau thi công đều không đều không nhận được sự công nhận của nhà nước |
Nhà ở vẫn được cấp phép hoàn công, nếu chủ đầu tư tái tạo lại hiện trạng công trình theo đúng giấy phép xây dựng |
Không thể tiến hành thủ tục hoàn công theo đúng quy định của pháp luật |
Công trình chỉ bị nhà nước cưỡng chế dỡ bỏ phần xây dựng không đúng với giấy phép được cấp |
Công trình sẽ bị nhà nước cưỡng chế dỡ bỏ hoàn toàn và không nhận được bồi thường |
Trong trường hợp công trình bị quy hoạch, chủ đầu tư sẽ được nhà nước đền bù giá trị đất và phần xây dựng đúng với giấy phép |
Chủ đầu tư chỉ được đền bù giá trị đất và không nhận được sự đền bù đối với phần công trình xây dựng |
3 Xây nhà sai phép ở hóc môn có hoàn công được không?
Tùy theo mức độ vi phạm của công trình, mà nhà xây dựng trái phép sẽ được xem xét để cấp phép hoàn công.
Cụ thể là nếu sai sót xảy ra không đáng kể, bạn vẫn được cấp phép hoàn công sau khi đã chỉnh sửa. Khi này biện pháp được sử dụng phổ biến là chỉnh sửa bản vẽ theo hiện trạng thực tế.
Nhưng nếu như sai phạm quá nghiêm trọng, thì bạn cần mất rất nhiều thời gian để làm thủ tục hoàn công. Thậm chí nếu sai phạm không thể khắc phục chủ đầu tư sẽ không được tiến hành làm giấy phép hoàn công.
Nếu bạn có nhu cầu hoàn công nhà ở hóc môn
Hãy gọi ngay: 0908214842 để chúng tôi có cơ hội phục vụ bạn!
Xem Thêm
BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------------------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2015/TT-BXD Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ BẢO TRÌ NHÀ Ở RIÊNG LẺ
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà ở riêng lẻ (sau đây viết tắt là nhà ở) là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Công trình liền kề là công trình nằm sát nhà ở được xây dựng, có chung hoặc không có chung bộ phận kết cấu (móng, cột, tường, sàn, mái) với nhà ở được xây dựng.
3. Công trình lân cận là các công trình ở gần vị trí xây dựng nhà ở có thể bị ảnh hưởng lún, biến dạng hoặc bị các hư hại khác do việc xây dựng nhà ở gây nên.
4. Chủ nhà là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở.
Điều 3. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở
1. Công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng nhà ở phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, giấy phép xây dựng (nếu có) và các yêu cầu khác có liên quan quy định tại Khoản 3 Điều 79 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
2. Chủ nhà, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật và theo nội dung hợp đồng đã ký kết (nếu có).
Điều 4. Khảo sát xây dựng nhà ở
Tùy theo quy mô nhà ở, việc khảo sát xây dựng thực hiện theo các quy định sau:
1. Đối với nhà ở dưới 7 tầng, chủ nhà được tự thực hiện hoặc thuê cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát xây dựng. Trường hợp không thuê khảo sát xây dựng, chủ nhà có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: kiểm tra trực tiếp thông qua hố đào thủ công để xác định chiều dày, chất lượng các lớp đất và xác định lớp đất dự kiến đặt móng nhà; tham khảo số liệu khảo sát địa chất công trình, giải pháp xử lý nền móng của các công trình liền kề, lân cận; tham khảo số liệu địa chất công trình nơi xây dựng nhà ở do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp.
2. Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc khảo sát xây dựng phải được tổ chức khảo sát có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
Điều 5. Thiết kế xây dựng nhà ở
1. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế.
2. Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
3. Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Điều 6. Thi công xây dựng nhà ở
1. Quản lý trong thi công xây dựng
a) Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận;
b) Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, việc thi công xây dựng được tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm thi công xây dựng công trình với quy mô tương tự thực hiện. Trong quá trình thi công xây dựng, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, chủ nhà phải tham khảo ý kiến của thiết kế để kịp thời xử lý;
c) Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thi công xây dựng phải được tổ chức có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định thực hiện. Chủ nhà phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng.
2. Khuyến khích giám sát thi công xây dựng nhà ở với các nội dung chủ yếu sau:
a) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận;
b) Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng;
c) Kiểm tra hệ thống cốp pha, giàn giáo thi công;
d) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.
Điều 7. Bảo trì nhà ở
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng nhà ở phải thực hiện bảo trì nhà ở theo quy định; định kỳ tổ chức kiểm tra các bộ phận kết cấu chịu lực chính (mái, cột, dầm, sàn, tường chịu lực), hệ thống cơ - điện, hệ thống cấp thoát nước, kiểm định an toàn thang máy (nếu có); có giải pháp xử lý, khắc phục ngay những hư hỏng ảnh hưởng đến việc sử dụng và an toàn nhà ở.
2. Khi phát hiện nhà ở có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng cần báo cáo ngay với chính quyền địa phương, tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết); thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế hoặc ngừng sử dụng, di chuyển người và tài sản để đảm bảo an toàn nếu nhà ở có nguy cơ sập đổ.
Điều 8. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
1. Trước khi thi công xây dựng, chủ nhà chủ động liên hệ với các chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận để kiểm tra hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật của công trình liền kề, lân cận (nếu có). Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận có trách nhiệm phối hợp với chủ nhà để kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình làm căn cứ giải quyết các tranh chấp (nếu có).
2. Trong quá trình thi công xây dựng, nếu công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sập đổ do ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở gây ra, chủ nhà phải phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận để kiểm tra, xác định nguyên nhân và thống nhất biện pháp khắc phục. Trường hợp các bên không thống nhất thì tranh chấp phát sinh được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng nhà ở được xử lý theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất lượng và bảo trì nhà ở
1. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng và bảo trì nhà ở cho Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và bảo trì nhà ở trên địa bàn; xử lý những sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra theo quy định.
Điều 10. Quy định về chuyển tiếp
1. Đối với nhà ở đã có Giấy phép xây dựng hoặc đã khởi công xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực, việc quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở thực hiện theo Thông tư số 10/2014/TT-BXD ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Xây dựng quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Đối với các trường hợp còn lại, việc quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở thực hiện theo quy định của Thông tư này.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế Thông tư số 10/2014/TT-BXD ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Xây dựng quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến phản ánh về Bộ Xây dựng để xem xét, hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Website của Chính phủ, Website của BXD;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc BXD;
- Lưu: VT, Cục GĐ (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quang Hùng
PHỤ LỤC
DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng)
1) Giấy phép xây dựng.
2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
Nếu bạn có nhu cầu hoàn công nhà ở hóc môn
Hãy gọi ngay: 0908214842 để chúng tôi có cơ hội phục vụ bạn!